Ngày 9.12,ổitrẻtiênphongchuyểnđổisốlàquyếttâmlớncủatổchứcĐoàgiải sgk hóa 9 tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề "Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam", với sự tham dự của anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đoàn; và nhiều chuyên gia đến từ các trường đại học trên địa bàn Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, anh Ngô Văn Cương cho biết, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, khoa học - công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xã hội. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi số đang là xu thế tất yếu.
Năm 2023 là năm được T.Ư Đoàn thống nhất chọn chủ đề công tác với nội dung là Năm chuyển đổi số các hoạt động của Đoàn. Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã đề ra mục tiêu phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
"Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số là quyết tâm lớn của tổ chức Đoàn các cấp trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò, thế mạnh của thanh niên tham gia thực hiện chuyển đổi số", anh Cương nói.
Theo anh Cương, chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nêu rõ, giáo dục - đào tạo là một trong 8 lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong triển khai thực hiện. Bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như hiện nay, việc chuyển đổi số trong giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc đào tạo những công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ năng trở thành công dân toàn cầu.
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam không chỉ là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp nguồn cán bộ có chất lượng cao cho Đoàn Thanh niên, cho hệ thống chính trị cả nước mà còn tiên phong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chủ chốt, với năng lực làm chủ công nghệ, với thái độ đúng đắn về chuyển đổi số.
"Tôi tin tưởng và kỳ vọng rằng kết quả của hội thảo hôm nay chắc chắn sẽ là nguồn dữ liệu với những giải pháp quan trọng không chỉ cho học viện, mà còn cho T.Ư Đoàn trong quá trình tổ chức các hoạt động hỗ trợ tăng cường năng lực số cho thanh niên; thực hiện toàn diện và hiệu quả quá trình chuyển đổi số trong thời gian tới", anh Cương nhấn mạnh.
Chuyển đổi số giúp trường đại học dự báo các ngành nghề mới
Ban tổ chức cho biết, hội thảo nhận được 23 bài tham luận rất sâu sắc, chất lượng cao của các nhà khoa học đến từ các cơ sở giáo dục đại học như: Viện Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Học viện Phụ nữ, Trường đại học Phenikaa.
Phát biểu tại hội thảo, TS Hoàng Minh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó giám đốc thường trực Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cho rằng việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đại học giúp gia tăng cơ hội hợp tác cùng các doanh nghiệp, đồng thời triển khai hoạt động giảng dạy gắn liền với nhu cầu về nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp. Qua đó, các cơ sở đào tạo có thể nắm bắt các thông tin, cập nhật chương trình giảng dạy, dự báo các ngành nghề mới theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội.
"Hội thảo khoa học là diễn đàn khoa học để tiếp thu, học hỏi được những kinh nghiệm quý báu của các nhà khoa học, các cơ sở giáo dục đại học và những doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số", ông Tuấn nói.